THỦ TỤC NGƯỜI VIỆT NAM ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ TẠI VIỆT NAM| LUẬT SƯ TƯ VẤN THỪA KẾ NƯỚC NGOÀI

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người là công dân Việt Nam nhưng đang sinh sống, làm việc, đinh cư tại nước ngoài có mong muốn về Việt Nam làm các thủ tục liên quan đến khai nhận di sản thừa kế mà bố mẹ, người thân để lại. Tuy nhiên, nhiều người đang ở nước ngoài chưa hiểu được các quy định về quyền của mình đối với di sản thừa kế tại Việt Nam. Tại bài viết này, Luật Hải An tư vấn quy định, thủ tục về người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nhận di sản thừa kế tại Việt Nam như nào.

Quy định về việc người đang ở nước ngoài nhận di sản thừa kế tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật Quốc tịch 2008:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài,

– Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định, “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Tại điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu người định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam và không thuộc trường hợp bị cấm sở hữu nhà đất thì được nhận di sản thừa kế và được đứng tên trên giấy tờ như người Việt Nam.

Nếu người đang định cư ở nước ngoài mà không còn quốc tịch Việt Nam thì được hưởng thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

Thủ tục người đang ở nước ngoài nhận thừa kế quý khách hàng có thể tham khảo tại bài viết của Luật Hải An.

—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH HẢI AN:
🔔Hotline: 090 229 3579 – 0915 220 884
📌Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, số 69 phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
—————————————————