Mỗi cá nhân, tổ chức khi đã xác định được mô hình kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh thì phải xác định được loại hình doanh nghiệp của mình để phù hợp với các tiêu chí đã có.
1. Khi lựa chọn thành lập công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu cần cân nhắc khi loại hình doanh nghiệp này có những ưu điểm, nhược điểm dưới đây:
Những ưu điểm của loại hình kinh doanh Công ty TNHH một thành viên bao gồm:
– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có thể tự mình quyết định mọi vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp.
– Việc quản lý công ty sẽ bớt phức tạp hơn do bộ máy quản lý đơn giản
– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý độc lập
– Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được nhiều rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác mà không cần sự đồng ý của thành viên khác
Tuy nhiên loại hình doanh nghiệp này cũng có những nhược điểm như sau:
– Pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV phải tuân theo nhiều quy định khắt khe hơn doanh nghiệp tư nhân.
– Công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu. Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, công ty TNHH Một thành viên sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
2. Các giấy tờ, thủ tục cần có để thành lập công ty TNHH một thành viên
1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu;
(3) Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (CCCD/ Hộ chiếu)
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.(ĐKKD và các giấy tờ khác kèm theo)
Đối với chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(4) Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thì cần có thêm văn bản ủy quyền hợp pháp;
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đánh giá những rủi ro có liên quan bởi có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động khác như thuế, hợp đồng, lao động, bảo hiểm….cũng là các vấn đề cần được chủ doanh nghiệp bảo đảm để ổn định hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH HẢI AN
Hotline: 090 229 3579 – 0915 220 884
Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, số 69 phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Email: [email protected]
Web: https://congtyluathaian.com/
—————————————————