Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu mức án như thế nào | Luật sư bào chữa hình sự giỏi Hà Nội

Những năm gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta ngày càng phức tạp. Nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được phát hiện đưa ra truy tố, xét xử. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên khá nhiều người còn lúng túng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi vụ việc xảy ra. Vậy như thế nào là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mức án đối với tội này như thế nào?

Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo điều luật, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối có thể thông qua lời nói hoặc xuất trình các loại giấy tờ giả mạo, giả danh cán bộ, công chức, người có thẩm quyền, giả danh tổ chức ký kết hợp đồng… Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm này. Ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ thủ đoạn gian dối, người phạm tội đã khiến cho người bị hại tin tưởng giao tài sản cho mình rồi chiếm đoạt tài sản đó.

Mức hình phạt, khung hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu mức án như thế nào?

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017” có 4 khung hình phạt với mức án thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức án cao nhất là phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169170, 171172, 173175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  6. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  8. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  9. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  10. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  11. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều kiện để được tại ngoại khi bị điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tại ngoại là cách gọi thường gặp đối với bị can, bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự. Trong trường hợp này, bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác với biện pháp tạm giam như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền để bảo đảm. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân, lý lịch, tình trạng cư trú và tài sản của bị can, bị cáo để quyết định có áp dụng các biện pháp ngăn chặn này cho bị can, bị cáo được tại ngoại hay không. Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định bị can, bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì không được áp dụng các biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền để bảo đảm, do đó các bị can, bị cáo về tội danh này hoàn toàn có thể được tại ngoại để điều tra, truy tố, xét xử nếu có đủ điều kiện theo quy định.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được hưởng án treo hay không?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, án treo được áp dụng đối với người bị xử phạt tù với mức án không quá 03 năm trong những trường hợp tòa án căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ xét thấy không cần phải buộc họ chấp hành hình phạt tù. Các điều kiện được xem xét cho hưởng án treo gồm: Bị xử phạt tù không quá 03 năm; Có nhân thân tốt; Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên…; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục; Có khả năng tự cải tạo xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, Bộ luật hình sự không có quy định tội danh nào được hưởng án treo, tội danh nào không được hưởng án treo. Do đó người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài vẫn có thể được hưởng án treo nếu đáp ứng điều kiện.

Thuê, mời Luật sư tư vấn, bào chữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? | Luật sư bào chữa hình sự giỏi Hà Nội

Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư sẽ tư vấn cho mọi người các vấn đề liên quan, bao gồm:

Tư vấn quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Tư vấn về việc xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về cách xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn các mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về các tội danh khác có thể liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; giả mạo trong công tác; Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức…

– Tư vấn về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về điều kiện được hưởng án treo khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về điều kiện được áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt bị truy tố.

– Tham gia tố tụng trong vụ án để bào chữa cho bị can, bị cáo bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục tố giác tội phạm

– Tư vấn về việc nộp đơn tố giác đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về nội dung đơn tố giác tội phạm;

– Tư vấn về thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn tố giác tội phạm;

– Tư vấn về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm, thời hạn giải quyết đơn tố giác và thời gian điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tham gia tố tụng trong giai đoạn xác minh nguồn tin về tội phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tố giác đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Tham gia tố tụng trong vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tư vấn về các vấn đề khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Tư vấn về trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam và thu giữ tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã bị chiếm đoạt tài sản đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Tư vấn về trách nhiệm chịu án phí, mức án phí trong vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên hệ, nhờ luật sư tư vấn, bào chữa trong vụ án hình sự

– Nếu bạn có nhu cầu mời luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc đang mắc phải, bạn liên hệ trực tiếp với luật sư của chúng tôi để hẹn lịch làm việc tại văn phòng.

—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH HẢI AN:
🔔Hotline: 090 229 3579 – 0915 220 884
📌Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, số 69 phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
—————————————————