BỊ “LỪA” KÝ BÁN ĐẤT KHI VAY NỢ CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC KHÔNG? VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIỎI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HÀ NỘI.

Tôi vay nợ nhưng bị “lừa” kí giấy bán đất, vậy tôi có đòi lại được không, việc giấy tờ bán đất hoàn toàn không đúng sự thật. Luật sư tư vấn đất đai hỗ trợ pháp lý.

> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thuê ngoài của Doanh nghiệp như thế nào?

Ngày 27/12/2024, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bản án phúc thẩm đối với vụ án “tranh chấp đòi tài sản giữa” giữa ông N.K.H1 (Hoài Đức, Hà Nội) và ông N.D.H (Hoài Đức, Hà Nội), tuyên sửa bản án sơ thẩm số 117/2024/DSST ngày 04/9/2024 của Toà án nhân dân huyện Hoài Đức, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông N.K.H1 về việc buộc ông H và gia đình ông H phải bàn giao trả cho ông H1 thửa đất 77-1, tờ số 1, diện tích 143,3m2 thuộc ….. Hoài Đức, Hà Nội cùng toàn bộ nhà ở và tài sản trên đất; chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của ông N.D.H (là khách hàng của Công ty Luật Hải An) về việc tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông H và ông H1 do Văn phòng công chứng B.M, TP Hà Nội chứng nhận ngày 30/9/2019 vô hiệu, huỷ đăng ký biến động tại trang 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ông H sang ông H1, tuyên ông H có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị điều chỉnh, đăng ký sang tên, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, thêm một vụ việc nữa mà các luật sư thuộc Công ty Luật Hải An thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, giúp khách hàng giữ được tài sản lớn là nhà đất của mình. Đây là một kết quả tuyệt vời, tuy nhiên việc các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông H lại không hề đơn giản.

Luật sư tham gia phiên tòa vụ án tranh chấp đất đai

Vấn đề thứ nhất: Trong vụ án này, ông H liên hệ với luật sư rất muộn. Khi Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm ngày 29/11/2024 thì ông H mới liên hệ với Công ty Luật Hải An để mời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thời điểm tiếp nhận vụ việc, các luật sư chỉ được ông H trình bày nội dung vụ án bằng lời miệng mà không có bất kỳ hồ sơ, tài liệu gì kèm theo.

Vấn đề thứ hai: Bản án của toà án cấp sơ thẩm đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H1, buộc ông H phải giao nhà đất cho ông H1, thay đổi được phán quyết của toà án sơ thẩm theo hướng hoàn toàn ngược lại bao giờ cũng là việc vô cùng khó khăn. Hơn nữa, ông H1 đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng tại cấp sơ thẩm ông H không có yêu cầu huỷ đăng ký biến động và đề nghị điều chỉnh lại về tên mình.

Sau khi tư vấn, trao đổi Nhận thấy vụ án có những khó khăn và phức tạp như vậy, Công ty Luật Hải An đã phân công các luật sư liên hệ ngay với Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để đăng ký tham gia tố tụng và sao chụp, nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm tìm căn cứ bảo vệ quyền lợi cho ông H.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, các luật sư nhận thấy có căn cứ tương đối rõ để xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông H và ông H1 có công chứng của Văn phòng công chứng B.M ngày 30/9/2019 vô hiệu. Tuy nhiên toà án cấp sơ thẩm đã sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ, dẫn đến kết luận và quyết định không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông H và gia đình. Do đó, trước khi phiên toà phúc thẩm được mở lại, các luật sư đã gửi văn bản phân tích các vấn đề pháp lý và đề nghị toà án cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá.

Ngày 23/12/2024, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở lại phiên toà phúc thẩm đối với vụ án. Tại phiên toà, luật sư Công ty Luật Hải An đã trình bày các căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông H, cụ thể:

Theo biên bản định giá, thửa đất của ông H có giá trị hơn 5,7 tỷ đồng nhưng giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chỉ là 100 triệu đồng. Như vậy giá chuyển nhượng không phù hợp với giá giao dịch thực tế trên thị trường.

– Hợp đồng chuyển nhượng ghi giá 100 triệu đồng, việc thanh toán tiền do hai bên tự thực hiện không có sự chứng kiến của công chứng viên. Tuy nhiên, quá trình tranh tụng, ông H không thừa nhận việc chuyển nhượng còn ông H1 trình bày giá chuyển nhượng không thống nhất, khi thì xác định đã thanh toán tiền chuyển nhượng cho ông H là 100 triệu đồng theo như hợp đồng, khi thì xác định đã thanh toán tiền chuyển nhượng cho ông H là 2,4 tỷ đồng bằng đúng số tiền đã cho ông H vay. Ông H1 cũng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ chứng minh ông H1 đã thanh toán tiền chuyển nhượng cho ông H, không có căn cứ xác định giá trị chuyển nhượng thật là bao nhiêu.

– Hồ sơ thể hiện các bên xác nhận có vay tiền của nhau. Ông H1 trình bày cho ông H1 vay số tiền 2,4 tỷ nhưng ông H chỉ thừa nhận số tiền vay là 250 triệu đồng. Các bên không xuất trình được tài liệu, chứng cứ chứng minh số tiền chuyển nhượng là bao nhiêu. Cả ông H và ông H1 đều xác nhận lý do ký hợp đồng chuyển nhượng đất là do ông H không trả được nợ cho ông H1. Những lời trình bày của ông H1 thể hiện rõ các bên không có mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc ký hợp đồng chuyển nhượng chỉ nhằm đảm bảo việc trả nợ của ông H cho ông H1, như: Bản tự khai ngày 13/3/2024 của ông H1 có các nội dung:

+“Vì ông H không có tiền trả nên các bên đã thống nhất ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ thửa đất nêu trên”

+ “Tại thời điểm ký hợp đồng, ông H. hiểu rõ hậu quả của việc ký kết là sẽ “mất” quyền sử dụng đất cũng như nhà ở trên đất nhằm đảm bảo việc thanh toán khoản nợ đã vay”;

+ “Trước thời điểm khởi kiện, tôi đã đến trao đổi đề nghị ông H trả lại toàn bộ số tiền 2.400.000.000đ nhưng ông H chỉ đồng ý trả 1.000.000.000đ (một tỷ đồng) nên tôi không đồng ý sang tên trả lại đất cho ông H”;

+ “Nay tôi khởi kiện đề nghị ông H trả lại cho tôi toàn bộ số tiền 2.400.000.000đ (hai tỷ bốn trăm triệu đồng) tôi sẽ sang tên trả lại thửa đất cho ông H”.

Ngoài ra, việc ông H1 trình bày trên đất có nhà cấp 4 không đúng với thực tế trên đất có nhà 2 tầng cũng thể hiện ông H1 không có mục đích mua đất của ông H nên không đến xem đất, không biết trên đất có nhà ở, công trình và tài sản thế nào. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng 02 năm sau ông H1 mới làm thủ tục sang tên, trong thời gian đó vẫn tiếp tục đòi tiền ông H cũng thể hiện bản chất việc hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng cũng là nhằm bảo đảm việc trả nợ.

– Hợp đồng chuyển nhượng ký giữa hai bên chỉ chuyển nhượng đất, không chuyển nhượng nhà và tài sản trên đất. Tài sản trên đất là của mẹ và vợ ông H (đã ly hôn) nhưng ông H1 không trao đổi, thông báo với mẹ và vợ ông H việc ký hợp đồng chuyển nhượng với ông H. Mẹ và vợ ông H cũng không đồng ý bán nhà cho ông H1. Sau khi ký hợp đồng, hai bên không có việc giao nhận đất và nhà, gia đình ông H vẫn sinh sống trên đất và vẫn đóng thuế đất cho nhà nước.

Từ đó, các luật sư đề nghị Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xác định Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số công chứng: 2780/2019/HĐCN giữa ông N.D.H và ông N.K.H đối với thửa đất số 77-1, tờ bản đồ số 01, tại thôn 4, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, do Văn phòng công chứng Bình Minh công chứng ngày 30/9/2019 là hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, tuyên cho ông H được liên hệ với cơ quan nhà nước để đề nghị điều chỉnh, đăng ký lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau thời gian nghị án, ngày 27/12/2024 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án, chấp nhận toàn bộ quan điểm của Luật sư Công ty Luật TNHH Hải An, tuyên hợp đồng chuyển nhượng bị hô hiệu, ông H giữ được nhà đất của mình.

> Xem thêm: Khi nào pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự?

Vì vậy, rất cần thiết trong các vụ án tranh chấp có luật sư sớm, luật sư sẽ tư vấn và đồng hành, có phương án bảo vệ quyền lợi tốt nhất.

Luật Hải An là công ty luật uy tín tại Hà Nội đã hỗ trợ thành công hàng trăm vụ án tranh chấp về đất đai, tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng. Hãy gọi cho luật sư của chúng tôi nếu bạn cũng đang gặp phải tình huống pháp lý tương tự.

—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH HẢI AN
🔔Hotline: 090 229 3579 – 0915 220 884
📌Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, số 69 phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
—————————————————