Hiện nay tôi đã thành lập doanh nghiệp và đăng kí trụ sở tại địa chỉ nhà tôi đang sinh sống. Tuy nhiên, nay tôi muốn mở rộng xưởng sản xuất thêm ra cơ sở mới gần với địa chỉ tôi đang đăng ký. Vậy tôi có được kinh doanh tại địa điểm mới đó hay không? Thủ tục tôi phải làm những gì để được hoạt động sản xuất kinh doanh không phải địa chỉ trụ sở đã đăng ký? Ưu điểm và nhược điểm khi doanh nghiệp của tôi đăng ký địa điểm kinh doanh mới khác trụ sở. (Câu hỏi của bạn tại Hà Nội).
Đối với doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động tại địa chỉ trụ sở thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể có các địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở. Tuy nhiên việc hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài trụ sở thì doanh nghiệp phải thực hiện việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thông báo đăng ký địa điểm kinh doanh mới. Khác với với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Khi doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh thì không có con dấu riêng mà sử dụng con dấu của công ty đã đăng ký. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu nên nhược điểm này cũng đã phần nào được hạn chế, doanh nghiệp cần của hoặc ủy quyền người ký hợp đồng cho địa điểm kinh doanh để tiện giao dịch, ký kết hợp đồng (nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính công ty mẹ).
>> Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế/hợp đồng thương mại
Kê khai thuế đối với địa điểm kinh doanh
- Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
- Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
Thủ tục và hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về công ty theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
Luật Hải An hỗ trợ các doanh nghiệp trong các thủ tục về doanh nghiệp, cụ thể dịch vụ liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
- Tư vấn cho khách hàng đầy đủ về những quy định của pháp luật về thành lập địa điểm kinh doanh
- Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
- Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
- Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp.